Sáng nay (22/12), Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các bộ, ngành có liên quan. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, giai đoạn 2018-2022, các bộ, ngành, địa phương đã kịp thời chỉ đạo và phê duyệt các kế hoạch, đề án, quy hoạch liên quan đến phát triển 12 ngành Công nghiệp văn hóa, bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý, điều kiện cho đầu tư, phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của Công nghiệp văn hóa đã từng bước được nâng cao. Giá trị sản xuất của các ngành Công nghiệp văn hóa giai đoạn 2018-2022 đóng góp khoảng 4 - 6% GDP/năm.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, hội nghị đã tập trung phân tích một số tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: để Công nghiệp văn hóa Việt Nam sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh", trên nền tảng văn hóa "Dân tộc - Khoa học - Đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển Công nghiệp văn hóa một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh mới và hội nhập Quốc tế. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển Công nghiệp văn hóa. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số phục vụ cho phát triển Công nghiệp văn hóa. Thu hút và hỗ trợ đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo chủ lực cho từng lĩnh vực của Công nghiệp văn hóa, có tiềm năng, thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Định vị và quảng bá các sản phẩm thương hiệu Quốc gia; mở rộng, giao lưu hợp tác Quốc tế, bảo hộ các nội dung sáng tạo, quyền tác giả, quyền liên quan để làm cơ sở khuyến khích sáng tạo, góp phần phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Lượt xem: 257

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1925 người đã bình chọn
      Thống kê: 39.081
      Online: 122