Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 12 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2023) HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, chiều nay (7/12), HĐND tỉnh tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Mở đầu phiên làm việc buổi chiều, HĐND tỉnh đã nghe ông Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnhtrình bày báo cáo về kết quả thực hiện các nội dung kết luận của Chủ tọa kỳ họp thứ 10. Tiếp đó, HĐND tỉnh tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2023-2024, việc đầu tư tuyến kè chống sạt lở tại xã Đức Hoá, huyện Tuyên Hoá và việc chuẩn bị tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon.

 

Ông Mai Văn Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình

trả lời chất vấn tại phiên họp chiều nay

                                        

Trả lời chất vấn về công tác chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2023-2024, ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến nay, Sở đã ban hành Hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng; Các địa phương đã chuẩn bị đủ số lượng giống, vật tư phân bón đảm bảo chất lượng cho sản xuất vụ Đông xuân 2023-2024, với khoảng 1.900 tấn lúa giống, 150 tấn lạc giống, 35 tấn ngô giống…

Về Dự án Khôi phục khẩn cấp chống sạt lở bờ sông xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Dự án có tổng mức đầu tư là 73 tỷ đồng và được khởi công xây dựng vào cuối tháng 9/2021. Đến thời hạn 31/12/2021, công trình được xây dựng khoảng 50%. Mặc dù dự án hết thời hạn thực hiện, đã bị Trung ương thu hồi vốn nhưng Chủ đầu tư đã chỉ đạo các nhà thầu tiếp tục thi công hoàn thành công trình. Đến tháng 4/2023, công trình đã thi công đạt khoảng 87% khối lượng. Để công trình được xây dựng hoàn thành, UBND tỉnh đã có văn bản trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, tuy nhiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư không chấp thuận.

Trả lời nội dung việc chuẩn bị tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 107/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; đồng thời cho biết, tỉnh Quảng Bình hiện có trên 615.300 ha diện tích rừng và đất chưa có rừng và là 1 trong 6 tỉnh đang triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Giai đoạn 2023-2025, Quảng Bình được phân bổ khoảng 235 tỷ đồng, trong đó, năm 2023 là hơn 82 tỷ đồng.  

Trả lời chất vấn của đại biểuHĐND tỉnhvề chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, ông Dương Thanh Bình, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết, Sở Y tế đã rà soát, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 05/2023/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập là 170 tỷ 780 triệu đồng cho 2.756 đối tượng. Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cũng đã nêu rõ nguồn kinh phí để thực hiện phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

 

Ông Dương Thanh Bình, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình trả lời chất vấn về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập

 

Bên cạnh việc thông tin về quy trình và số liệu chi trả chế độ phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên dân số, Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết: việc chi trả chế độ phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên dân số 5 tháng đầu năm 2022, do Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 06/6/2022 nên chưa có cơ sở pháp lý để phân bổ kinh phí chi trả trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực. Vì vậy, hiện nay Sở Y tế xin chủ trương của cơ quan có thẩm quyền về việc xem xét, đồng ý sử dụng kinh phí Nhà nước để chi trả bồi dưỡng hàng tháng cho cộng tác viên dân số 05 tháng đầu năm 2022 với số tiền 1 tỷ 344 triệu đồng để đảm bảo quyền lợi, giúp đội ngũ cộng tác viên dân số an tâm công tác, đóng vai trò là cánh tay nối dài của mạng lưới dân số tại cơ sở.

Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về vướng mắc trong việc đấu nối các dự án vào tuyến đường BOT tránh QL1A, ông Phạm Văn Năm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải nêu rõ các quy định về đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ và cho biết các vướng mắc đấu nối đường nhánh vào các tuyến được đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên địa bàn tỉnh (còn gọi là tuyến đường BOT). Hiện tại, các điểm đấu nối đường nhánh từ các dự án vào tuyến đường BOT đều đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu đấu nối và phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên, chưa có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải (là cơ quan có thẩm quyền). Vì vậy, hiện tại một số dự án vẫn chưa được chấp thuận và cấp phép đấu nối vào Quốc lộ 1 (bao gồm cả đấu nối trực tiếp và gián tiếp.

Cũng trong chiều nay, đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn Giám đốc Sở Công thương vềtình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; phương án bình ổn thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Về vấn đề này, ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở Công thương cho biết, thời gian sắp tới, thực hiện Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy và chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Bình, hướng dẫn của Bộ Công Thương, để bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cơ bản như: theo dõi sát diễn biến thị trường cung cầu hàng hóa, chủ động có biện pháp điều tiết kịp thời, giám sát chặt chẽ việc cung ứng hàng hóa và bán giá bình ổn cho người dân; đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa; phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường …

 

Ông Phạm Quang Hải, Giám đốc Sở Công thương trả lời chất vấn tại hội trường

 

Như vậy, trong phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn trực tiếp 7 nội dung, 4 Giám đốc sở đã trả lời chất vấn. Các trả lời cơ bản đã làm rõ các nội dung mà đại biểu HĐND chất vấn.

Cũng trong phiên họp chiều nay, HĐND tỉnh đã nghe bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp thu và giải trình sau phiên họp thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn.

Phát biểu trước HĐND tỉnh, ông Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2023, Quảng Bình triển khai thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH); cùng với sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn tỉnh, tình hình KT-XH năm 2023 của tỉnh đạt những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

 

Ông Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND phát biểu trước HĐND tỉnh

 

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã khái quát một số kết quả nổi bật trong năm 2023. Đồng thời nêu lên những thời cơ, điều kiện thuận lợi và những khó khăn, thách thức của năm 2024 để Quảng Bình nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vươn lên phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển KT-XH, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng cũng đã phân tích, làm rõ thêm các ý kiến thảo luận và chất vấn của các vị đại biểu tại kỳ họp, đồng thời nhấn mạnh: UBND tỉnh nghiêm túc tiếp thu những nội dung thẩm tra, kiến nghị của các Ban Hội đồng nhân dân, ý kiến chất vấn sâu sắc và thảo luận xác đáng của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, kết luận của Chủ tọa kỳ họp tại phiên thảo luận và phiên chất vấn để bổ sung vào nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh trong năm 2024./.

Lượt xem: 243

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1925 người đã bình chọn
      Thống kê: 39.946
      Online: 4