Minh Hóa là miền sơn cước không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình và những điểm đến du lịch đặc sắc mà còn thu hút du khách bởi ẩm thực phong phú, đa dạng với những món ăn đặc trưng riêng có. Trong đó, có rất nhiều món ăn nổi tiếng như bồi, ốc, măng rừng, trứng kiến…

Chợ phiên tại xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.

Tìm hiểu về ẩm thực vùng đất Minh Hóa, du khách không thể bỏ qua chợ phiên, nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đa số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao tỉnh Quảng Bình. Vào mỗi buổi chợ phiên, khi mặt trời còn chưa ló rạng, ai ai cũng đều náo nức xuống chợ. Chợ phiên khác chợ thông thường ở chỗ chỉ mở bán vào những ngày đặc biệt cố định. Người dân vùng cao đi chợ phiên không chỉ để trao đổi, mua bán mà còn để gặp nhau trò chuyện sau những ngày lao động sản xuất vất vả, khung cảnh của chợ phiên vùng cao luôn vui tươi, đầy sắc màu. Hầu hết, các chợ phiên ở Minh Hóa trước đây đều họp một tháng ba phiên, nhưng do nhu cầu mua sắm của người dân càng lớn nên các phiên chợ hiện nay họp từ 4-5 phiên. Người dân sẽ mang đến chợ phiên những sản vật đặc trưng nhất, những thực phẩm ngon nhất mang hương vị riêng có của địa phương mình. Đó là sự kết tinh từ trong lao động, từ sự cần cù chịu thương, chịu khó, nhiều sản vật do chính đồng bào tự tay làm ra. Cách bày bán tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng vẫn nổi bật được món ngon vật lạ của núi rừng, với những đặc sản nổi tiếng, tạo nên một bức tranh sinh động về bản sắc, nét văn hóa riêng có của phiên chợ vùng cao. Chị Hồ Phiên ở bản Y Leng, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa đã có mặt tại chợ phiên từ rất sớm, chia sẻ: Tôi rất háo hức mong chờ chợ phiên vì vừa bán được hàng vừa được gặp gỡ nhiều người để nói chuyện”.

Người dân địa phương chế biến một số món ăn đặc trưng như: canh măng rừng, canh trứng kiến.

Sau khi tham gia chợ phiên, du khách có thể cùng với người dân địa phương tìm hiểu và chế biến một số món ăn đặc trưng của đồng bào nơi đây. Món canh măng rừng là món ăn rất ngon và nổi tiếng của đồng bào Minh Hóa.Để có một nồi canh măng rừng thơm ngon, người chế biến phải tìm được cây măng nứa thật tươi và non. Ở vùng cao Minh Hoá, cây măng nứa hầu như mọc quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất vẫn là khoảng thời gian từ tháng 7-9 trong năm. Món canh măng thường được nấu kỹ trong thời gian khoảng 30 phút. Khi nấu, phải dùng đũa đảo thường xuyên, mục đích để làm mềm măng và đều gia vị, tránh khỏi bị cháy ở đáy nồi.

Món canh trứng kiến thì dễ chế biến hơn, tuy nhiên, cũng cần phải có bí quyết riêng mới tạo ra được hương vị riêng có của món này. Vị béo ngậy của trứng kiến, vị chan chát đặc trưng của riềng tạo nên một món canh ngon và độc đáo của người Minh Hóa. Ngày nay, món trứng kiến nấu lá bún không chỉ là món ăn thường ngày của người dân Minh Hóa mà còn trở thành đặc sản níu giữ chân du khách thập phương vào dịp Lễ hội Rằm tháng Ba hàng năm.

Lượt xem: 437

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1925 người đã bình chọn
      Thống kê: 34.331
      Online: 166