“Các bộ, ngành Trung ương và các địa phương phải tăng cường thông tin truyền thông về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là duy trì và phát triển các trang mạng xã hội với nhiều thông tin hữu ích nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân” – đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 diễn ra vào sáng ngày 10/5.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm

chủ trì tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kiêm phòng thủ dân sự tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Năm 2023, cả nước đã xảy ra hơn 5.300 sự cố, thiên tai khiến cho 1.100 người chết và mất tích, gây thiệt hại khoảng 9.300 tỷ đồng. Mặc dù đây là năm bất thường khi số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm và không có cơn bão nào đổ bộ vào biển, nhưng thiên tai vẫn làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

Từ đầu năm 2024 đến nay, một số đợt thiên tai nghiêm trọng đã xảy ra trên cả nước, như: rét đậm, rét hại, mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở, sụt lún đất và ngập lụt tại đồng bằng sông Cửu Long; nắng nóng vượt lịch sử tại 110/186 trạm quan trắc. Thiên tai đã làm 14 người chết và mất tích, gây thiệt hại gần 400 tỷ đồng.

Trước những diễn biến ngày càng khó lường và nguy hiểm của thiên tai, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã thường xuyên cập nhật thông tin dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát chặt chẽ và xây dựng các kịch bản phòng, chống thiên tai; điều động hàng trăm nghìn lượt người và phương tiện tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Đồng thời, trực tiếp xuống hiện trường động viên, thăm hỏi các trường hợp bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận và đánh giá cao tinh thần chủ động, cảnh giác của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp sau khi Luật Phòng thủ dân sự được ban hành; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai trước mùa mưa bão; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng đề nghị các tổ chức Quốc tế quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong công tác dự báo và chủ động ứng phó thiên tai nhằm giúp dải đất hình chữ S ngày càng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Lượt xem: 219

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1925 người đã bình chọn
      Thống kê: 35.219
      Online: 99