Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, hiện nay chưa có thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi, vắc xin đã có nhưng chỉ tiêm phòng được cho lợn thịt. Vì vậy, giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Nhằm giúp người dân, cộng đồng chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả, giảm thấp nhất nguy cơ dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã đưa ra một số biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ảnh minh họa.

Khi dịch bệnh chưa xảy ra, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất, cụ thể: kiểm soát chặt chẽ con giống, chỉ mua con giống từ cơ sở uy tín, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, thực hiện nuôi cách ly tối thiểu 2-3 tuần trước khi nhập đàn; tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm, như: lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh lợn… và tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của cơ quan thú y; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh; đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi dịch bệnh xảy ra cầnthông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, thị trấn, chính quyền địa phương và cơ quan thú y nơi gần nhất. Nghiêm cấm hành vi giấu dịch, bán chạy lợn ốm hoặc vứt xác lợn ra môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan thú y tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết do bệnh; triển khai các biện pháp phòng, chống tại vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm theo quy định, như: thành lập các chốt nhằm kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch; tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ toàn bộ khu vực đang có dịch, đặc biệt là cơ sở chăn nuôi có dịch, khu vực tiêu hủy lợn; tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng có dịch không hoang mang, chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch cho đàn lợn tại cơ sở; lựa chọn sản phẩm lợn đảm bảo an toàn thực phẩm, đã được cơ quan thú y kiểm dịch.

Lượt xem: 63

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1925 người đã bình chọn
      Thống kê: 34.194
      Online: 79