Chiều ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 với chủ đề: Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo Hội nông dân tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã, cùng 30 hộ nông dân, hợp tác xã tiêu biểu.

Quang cảnh Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 tại điểm cầu Quảng Bình

Thời gian qua, để chuẩn bị Hội nghị đối thoại, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai lấy ý kiến sâu rộng trong các cấp Hội, hội viên nông dân cả nước; đã có gần 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị được gửi tới Thủ tướng Chính phủ. Tại Hội nghị, các ý kiến đề xuất tập trung vào các nhóm vấn đề như: bà con nông dân mong muốn Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26 ngày 27/2/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2023 tầm nhìn đến năm 2045, đặc biệt là các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên triển khai như phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp sinh thái, thúc đẩy chuỗi liên kết đa giá trị.

Nhiều ý kiến, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp như hỗ trợ thiết bị chuyển đổi số, hạ tầng mạng, viễn thông, đặc biệt là công tác tập huấn, thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số; Các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản; triển khai có hiệu quả các đề án về canh tác cà phê, sản xuất tôm theo chuỗi bền vững. Nhiều ý kiến mong muốn Chính phủ ưu tiên hỗ trợ đầu tư vào việc quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, gắn với xây dựng nhà máy chế biến, tạo chuỗi giá trị bền vững, hài hòa lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp; thúc đẩy du lịch nông nghiệp, nông thôn; giải pháp, chính sách trong việc xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở sông, kênh mương; tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa khoa học; quy hoạch, phát triển công nghiệp, làng nghề … để xây dựng nông thôn thực sự hiện đại, xanh và ngày càng hình thành nhiều miền quê đáng sống; quan tâm tạo điều kiện giải quyết, chăm lo đời sống an sinh xã hội cho người nông dân.

Các câu hỏi của đại biểu đã được đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương trả lời trực tiếp tại Hội nghị đối thoại.

Cũng tại Hội nghị, ông Trần Tiến Sỹ - Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Quảng Bình cho rằng: hiện nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đang hoạt động rất hiệu quả, giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc bổ sung, phát triển nguồn Quỹ phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Vì vậy Chính phủ có chính sách gì để khuyến khích chính quyền địa phương các cấp quan tâm, bổ sung, phát triển nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân phục vụ sản xuất nông nghiệp lớn hơn nữa.

Vấn đề này đã được đại diện các Bộ, ngành Trung ương trả lời, giải đáp. Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm rõ thêm về câu hỏi và đề nghị các ngành, các địa phương cần tháo gỡ, hướng dẫn nông dân tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng, đồng thời mở rộng Quỹ khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ nông dân. Các cơ quan nhà nước cần có chính sách tín dụng thuận lợi, đúng địa chỉ, kịp thời; đồng thời các ngân hàng tạo điều kiện để người dân tiếp cận tín dụng tốt hơn.

Trên cơ sở các câu hỏi tại Hội nghị đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gợi mở các giải pháp và chỉ đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương, chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát huy sự sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững. Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương nhanh chóng giải quyết những vướng mắc, trăn trở của bà con nông dân, cũng như nhu cầu chính đáng của nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, góp phần tiến tới xây dựng chuỗi giá trị liên kết, thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Lượt xem: 350

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin liên quan

     Đóng góp ý kiến cho tin bài


    Mã xác thực không đúng.
       Liên kết website
       Thăm dò ý kiến, bình chọn
      Đánh giá của bạn về Trang Thông tin điện tử
      1925 người đã bình chọn
      Thống kê: 38.018
      Online: 78